Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Giới thiệu đến học viên và bạn đọc của trung tâm gia sư tiếng Nga Hà Nội câu lạc bộ giao tiếp tiếng Nga

Chẳng ai lạ gì việc một sinh viên Việt Nam học siêu giỏi, cái gì cũng biết nhưng giao tiếp  với thầy cô, bạn bè quá tệ và chỉ hạn chế trong khuôn khổ học tập, nói đến các vấn đề xã hội và đời sống thường là lắp bắp hoặc cười trừ. Và cũng không còn hiếm các trường hợp do rào cản ngôn ngữ mà việc học hành chẳng đến đầu đến đũa, chỉ có những nụ cười gượng gạo lắp bắp các từ đơn giản “Да”, “Нет”, “Что?” thay cho các câu trả lời vì thực tế các bạn chả hiểu người ta đang nói gì. Người ngoài trông vào thấy có vẻ câu chuyện vui nhộn, nhưng trong cuộc thì cảm thấy như một vở hài chỉ muốn hồi kết!

Xuất phát từ những trăn trở về tình trạng giao tiếp báo động và nền tảng kiến thức bộ môn tiếng Nga quá non của không ít sinh viên Việt Nam đang học tập tại Volgograd chúng tôi thành lập Câu lạc bộ “Nói tiếng Nga” nhằm mục đích tạo nhiều cơ hội hơn và môi trường giao tiếp phong phú hơn ngoài mảng chuyên môn ngành, để những người tham gia rèn luyện được SỰ TỰ TIN khi dùng tiếng Nga gia sư tiếng Nga.

Nếu bạn từng là sinh viên du học ở nước ngoài, hẹp hơn là ở Nga, bạn sẽ dễ dàng nhận ra một điều: các sinh viên nước khác khi nói chuyện có mặt bạn bè nhiều quốc gia sẽ thoải mái dùng tiếng Nga một cách lưu loát, nhưng sinh viên Việt Nam tuyệt đối không có chuyện đó, hoặc là rất ngượng ngùng khi dùng tiếng Nga để nói chuyện với nhau trước mặt bạn bè quốc tế, mà sẽ dùng tiếng Việt “để cho nhanh”. Thói quen đó dẫn đến việc ngại ngùng khi các bạn dùng tiếng Nga để giao tiếp, vì một người nắm rõ từ, ngữ pháp tiếng Nga và nói tốt bằng tiếng Nga là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Việc giao tiếp đòi hỏi sự luyện tập thường xuyên để phản xạ của bạn về cách dùng từ, ngữ điệu được trôi chảy, lâu dần thành kĩ năng mà hễ cần đến bạn dùng ngay được – giống như việc bạn bật miệng cái là nói ngay tiếng Việt trôi chảy. Vậy tiếng Nga tại sao lại không?
Gia sư tiếng nga giao tiếp
Nắm được tâm lý đó của phần đông các sinh viên Việt Nam chúng tôi đã lên kế hoạch nội dung sinh hoạt của Câu lạc bộ “Nói tiếng Nga” ban đầu là nói chuyện, trao đổi dạng vấn đáp, thuyết trình theo từng chủ đề, sau đó là tổ chức các trò chơi áp dụng tiếng Nga, học các bài hát, tập thuyết trình các bài dài hơn, nói riêng về một vấn đề bất kì mà nhiều người quan tâm rồi cùng nhau trao đổi – tất cả đều dùng tiếng Nga trong quá trình sinh hoạt. Tất nhiên ban đầu sẽ có không ít người sợ sệt, ngại ngùng như tôi đã trình bày ở trên. Rất nhiều người nghĩ rằng mình quá kém, chẳng biết gì thì đến giao tiếp thế nào được? Hoặc có những người cho rằng các chủ đề quá quen thuộc thì mình sẽ học thêm được mấy cái mới đâu? Các bạn đừng quên việc tổ chức CLB là để trau dồi khả năng nói, giả sử bạn biết 100 từ, nhưng nói lưu loát và vận dụng 100 từ đó là không phải ai cũng làm được, chưa kể tâm lý ngại nói cản trở bạn nữa. Thông qua các buổi giao tiếp bạn sẽ học thêm được những từ, những cách nói mà người khác hay dùng, rất hay và phổ biến trong môi trường giao tiếp ở Nga, trong khi mình không dùng nên không biết đến, đó chính là học.

Quay trở lại vấn đề các bạn sợ nói sai, sợ kiến thức mình không đủ để giao tiếp. Thưa bạn, việc dùng ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ mà bạn sai là điều RẤT BÌNH THƯỜNG. Tôi sẽ thấy rất lạ nếu có ai đó dùng tiếng nước ngoài mà không vấp phải sai trái nào, chưa kể là chúng ta đang học tiếng, dần dần tiếp thu chứ chưa đạt trình độ “bờ rồ” như các nhà phiên dịch chuyên nghiệp. Đến với Câu lạc bộ “Nói tiếng Nga” tôi đảm bảo chả có ai cười cợt khi bạn nói sai cả, chúng tôi chỉ cười đùa tạo không khí vui vẻ trong khi sinh hoạt một cách rất tự nhiên và thoải mái.

Chúng tôi biết khó khăn của bạn, các bạn biết chúng tôi muốn giúp đỡ. Vậy tại sao chúng ta không cùng nhau làm cho bộ mặt giao tiếp của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Volgograd trở nên khá hơn? Biết đâu có một ngày nào đó chúng ta sẽ không xếp top 2 dưới lên sau bạn Trung Quốc láng giềng về việc dùng tiếng Nga, các cuộc thi, festival sẽ dày hơn những danh sách, những bộ mặt sinh viên đất nước mình thậm chí được đưa tin trên truyền hình, báo chí Nga?

Tôi không cần bạn like, subcribe (quen miệng), những hãy bắt đầu vì thành công sẽ chỉ đến từ khi bạn bỏ đi khái niệm “рано ещё, потом сделаю”!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Scroll to top